Xuất khẩu hoa quả sang thị trường Trung Quốc 6 tháng đầu năm khá cao
Theo những thông tin cập nhật từ thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam thì trong 6 tháng đầu năm 2021; Việt Nam đã xuất khẩu một lượng lớn số rau quả sang Trung Quốc. Mặc dù trong giai đoạn này nền kinh tế thị trường Việt Nam gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Nhưng tình hình xuất khẩu các loại rau quả qua Trung Quốc vẫn tăng và giữ được xu hướng ổn định. Tổng giá trị xuất nhập khẩu rau củ quả tăng lên 16% so với giá trị của năm ngoái. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cập nhật cho các bạn về tình hình xuất khẩu cho các bạn nắm thông tin nhé.
Tình hình xuất khẩu rau củ quả sang Trung Quốc như thế nào?
6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu rau quả đạt trên 2,063 tỉ USD. Đặc biệt, xuất khẩu hoa quả sang Trung Quốc tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2021; tổng giá trị xuất khẩu rau quả đạt trên 2,063 tỉ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2020. Dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng trong tháng 6.2021; xuất khẩu rau quả vẫn tăng 38% so với cùng thời điểm năm ngoái, đạt trên 356 triệu USD.
Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2021; 4 thị trường lớn về xuất rau quả của Việt Nam là Trung Quốc; Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều rất lạc quan; đặc biệt là thị trường Trung Quốc: Chỉ riêng 5 tháng; xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 1,05 tỉ USD; tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Những tháng đầu năm 2021, lượng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc; đạt hơn 2,5 triệu tấn, bằng khoảng 77% so với cả năm 2020. Trong đó, xoài là loại trái cây có mức tăng sản lượng lớn nhất với gần 157%, tương ứng hơn 468.000 tấn.
Các mặt hàng xuất khẩu chính
Một số nhóm mặt hàng trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm là: Thanh long (tăng 138%), dưa hấu tăng gần 132%; vải thiều tăng 44% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã xuất khẩu chính ngạch 9 loại trái cây tươi sang thị trường Trung Quốc; gồm: Thanh long, xoài, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, mít, chôm chôm, măng cụt.
Theo ông Nguyễn Quý Dương – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ NNPTNT); hiện nay, Trung Quốc đã đồng ý cho xuất khẩu tạm thời khoai lang và sầu riêng của Việt Nam. Bộ NNPTNT đã giao Cục Bảo vệ thực vật phối hợp với các địa phương; để hoàn tất hồ sơ kỹ thuật gửi phía Trung Quốc để sớm chính thức xuất khẩu 2 mặt hàng này sang Trung Quốc.
Kết luận
Trong bối cảnh đưa hàng sang các thị trường cửa ngõ và có dung lượng nhập khẩu lớn; ngành hàng rau quả Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các thị trường nội khối EU; và các thị trường xuất khẩu có ngành công nghiệp chế biến rau quả lớn; như: Peru, Maroc, Nam Phi, Mexico, Trung Quốc, Ấn Độ, ngành hàng rau quả Việt Nam đã tận dụng được cơ hội EVFTA mang lại; bước đầu đã khai thác thành công thị trường có dung lượng nhập khẩu lớn; như Pháp và một số thị trường ngách EU. Đây là những thành công rất đáng khích lệ.
Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội tốt mà EVFTA mang lại; để đẩy mạnh xuất nhập khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh tốt; như các loại quả và sản phẩm chế biến từ các loại quả: Chanh leo, thanh long, xoài, chanh, dừa, dứa, bưởi, chôm chôm, sầu riêng, chuối; cùng các loại nông sản như: Ngô, sả, đậu bắp, khoai lang, khoai môn, ớt, nghệ…