Vốn hoá niêm yết chứng khoán TP HCM xuống mức thấp nhất trong vòng một tháng rưỡi
Theo cập nhật tin tức chứng khoán giá trị vốn hoá niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM đã giảm rất sâu sau phiên 12/7 xuống còn 4,86 triệu tỷ đồng. Đây là mức thấp nhất trong vòng một tháng rưỡi vừa qua.Những con số bốc hơi so với những tháng trước khiến các nhà đầu tư trao đảo, căng thẳng. Từ đây mà nhiều câu chuyện đã được đưa ra bàn luận, ví dụ như có nên bắt đáy? hay những phiên chốt giảm có nên mua vào hay không?,… Sau đây, colarodo xin thông tin đến bạn về những nội dung này.
Thông tin vốn hoá trên sàn HoSE – TP HCM ‘bốc hơi’ hơn 8 tỷ USD
Giá trị vốn hoá niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM sau phiên 12/7 còn 4,86 triệu tỷ đồng. Mức thấp nhất trong vòng một tháng rưỡi. Phiên giảm hơn 50 điểm hôm 12/7 đã khiến vốn hoá thị trường “bốc hơi” 190.000 tỷ đồng. So với cuối tuần trước, tương đương 8,3 tỷ USD. So với cuối tháng 6, giá trị giảm lên đến 420.000 tỷ đồng.
Vốn hoá lao dốc khi hàng loạt cổ phiếu bluechip giảm sâu. Vì áp lực bán tháo của nhà đầu tư trong nước. Trong số 10 cổ phiếu vốn hoá lớn nhất có tổng giá trị 2,32 triệu tỷ đồng. Chiếm 48,47% vốn hoá trên sàn TP HCM, có đến 9 mã giảm. VCB vẫn dẫn đầu bảng xếp hạng vốn hoá với hơn 397.000 tỷ đồng. Nhưng giảm xấp xỉ 34.500 tỷ đồng so với cuối tháng trước. Bảng xếp hạng không có nhiều xáo trộn khi các vị trí tiếp theo vẫn là VHM, VIC, HPG và TCB.
NVL là cổ phiếu duy nhất trong nhóm này ngược dòng thị trường để tăng điểm. Tích luỹ thêm 1,5% và nâng vốn hoá lên 154.250 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với cuối tháng trước thì vốn hoá của Novaland cũng giảm gần 24.000 tỷ đồng, tương đương 1 tỷ USD.
Sau phiên hôm 12/7, thị trường chứng khoán chỉ còn 3 doanh nghiệp có vốn hoá trên 10 tỷ USD là Vietcombank, Vinhomes và Vingroup. Hoà Phát đã rời danh sách này vì khi chỉ còn 201.000 tỷ đồng do có thời điểm giảm hết biên độ. Sau đó thu hẹp dần còn 5% nhờ dòng tiền bắt đáy.
Dòng tiền bắt đáy mạnh mẽ
10 phút trước phiên ATC, chỉ số đại diện cho sàn TP HCM. Nhanh chóng thu hẹp biên độ giảm từ 75 điểm còn 53 điểm nhờ dòng tiền chảy mạnh vào thị trường để bắt đáy. Tiền tập trung nhiều ở nhóm ngân hàng nên hàng loạt mã trước đó giảm sàn như CTG, BID, TCB, TPB… Đã được kéo lên, chỉ mất khoảng 4-6% so với tham chiếu. Hiện nhóm này chỉ còn VPB mất 7%, xuống 64.000 đồng.
Toàn bộ cổ phiếu nhóm chứng khoán mới ít phút trước trắng bên mua thì cũng đang hồi phục. Nhưng có sự phân hoá theo quy mô vốn hoá. Các mã vốn hoá lớn như SSI, HCM, VCI đang giảm 5,1-5,6%. Trong khi các cổ phiếu khác như VDS, VIX, APG… vẫn chưa nhích lên. Thanh khoản thị trường cũng vượt mốc 30.000 tỷ đồng. Trong đó rổ vốn hoá lớn chiếm đến 19.300 tỷ dồng.
Chứng khoán chốt phiên giảm 50 điểm
Lực bán quá mạnh suốt phiên khiến có lúc Vn-Index rơi kỷ lục hơn 75 điểm. Và chỉ thu hẹp đà giảm nhờ dòng tiền bắt đáy những phút cuối.
Đúng với dự đoán của nhiều nhóm phân tích, thị trường chứng khoán hôm nay tiếp tục chịu áp lực bán mạnh sau tuần giảm điểm mạnh nhất trong vòng 5 tháng. 90 phút sau giờ mở cửa, VN-Index – chỉ số đại diện cho sàn chứng khoán TP HCM – thủng mốc 1.300 điểm khi nhà đầu tư có dấu hiệu hoảng loạn. Nỗ lực bắt đáy không đủ giúp thị trường đảo chiều mà còn khiến chỉ số bị nhấn xuống sâu hơn sau mỗi nhịp hồi.
VN-Index trong phiên sáng có lúc giảm đến 73,36 điểm để xuống vùng 1.274 điểm. Đây là mức giảm mạnh nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam tính theo giá trị tuyệt đối, vượt qua phiên giảm 73,23 điểm ngày 28/1. Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, biên độ giảm được nới rộng lên trên 75 điểm sau giờ nghỉ trưa bởi lực bán tháo lan trên diện rộng.