Việt Nam trở thành địa điểm lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài
Các hiệp định thương mại tự do đa dạng và môi trường đầu tư rộng mở đầy cơ hội. Chi phí lao động cạnh tranh cùng nguồn lực lao động dồi dào. Mức độ đa dạng giữa các vùng miền Bắc Trung Nam đa dạng, phù hợp với nhiều dự án. Tất cả đã đưa Việt Nam trở thành nơi đầu tư lý tưởng nhất trong khu vực Đông Nam Á cho các nhà đầu tư. Quý độc giả nhớ theo dõi colarodo mỗi ngày để không bỏ lỡ những tin tức kinh tế thị trường, thông tin bitcoin. Hay những dự án bất động sản và thị trường hối đoái trong và ngoài nước mỗi ngày nhé.
Chuỗi cung ứng của Việt Nam đã phát triển đáng kể
Chuyên trang về đầu tư Vietnam Briefing mới đây đã đăng bài phân tích các yếu tố đặc biệt. Giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. So với các địa điểm sản xuất khác trong khu vực Đông Nam Á.
Theo đó, chuỗi cung ứng của Việt Nam đã phát triển đáng kể so với cách đây một thập niên. Trong số các quốc gia cạnh tranh đầu tư. Việt Nam nổi lên như một giải pháp thay thế hiệu quả. Cho xu hướng dịch chuyển sản xuất tại Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. Chi phí lao động cạnh tranh, các hiệp định thương mại tự do. Và môi trường đầu tư cởi mở. Đã giúp Việt Nam trở thành địa điểm lý tưởng cho các nhà đầu tư. Vốn đang tìm cách giảm chi phí và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Bài viết dẫn nhận định của chuyên gia Dustin Daugherty – Trưởng bộ phận Bắc Mỹ của Dezan Shira & Associates, cho rằng Việt Nam có mức độ đa dạng khu vực cao và các miền Bắc, Trung, Nam đều có những lợi thế cạnh tranh đặc biệt đối với các ngành và loại hình kinh doanh khác nhau.
Bài viết cũng chỉ ra dù đang chịu ảnh hưởng của đại dịch, song tốc độ tăng trưởng tích cực là yếu tố phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư khi lựa chọn Việt Nam.
Việt Nam đứng thứ ba về tốc độ tăng trưởng
GDP Việt Nam sáu tháng đầu năm 2021 vẫn tăng trưởng dương và vẫn cao nhất khu vực Đông Nam Á. Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm 2021, GDP tăng 5,64%. Cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020.
Trong khu vực ASEAN, theo báo cáo của Quỹ đầu tư ESP Capital và Cento Ventures, Việt Nam hiện đã vươn lên đứng thứ ba về tốc độ tăng trưởng của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, chỉ sau Indonesia và Singapore. Lượng vốn đầu tư mạo hiểm năm 2020 chiếm 17% tổng vốn đầu tư trong khu vực, tăng từ mức 5% của năm 2018. Cụ thể, tổng giá trị các thương vụ đầu tư vào startup Việt Nam đạt 290,43 triệu USD; số lượng thương vụ đầu tư đạt 56 thương vụ.
Trong đó, có 34 thương vụ đầu tư được công bố giá trị. Các lĩnh vực thu hút được nhiều vốn đầu tư, bao gồm 12 thương vụ công nghệ tài chính tổng cộng 61,2 triệu USD; 8 thương vụ thương mại điện tử, tổng cộng 143,85 triệu USD; 6 thương vụ quản trị nguồn nhân lực 36,88 triệu USD.
Thủ đô Hà Nội lọt vào top 200, tăng 33 bậc lên vị trí 196, trong khi thành phố Hồ Chí Minh ở vị trí 225. Việt Nam dự kiến sẽ có ít nhất 10 “kỳ lân” vào năm 2030, và nếu mục tiêu này đạt được, Việt Nam có thể tăng nhanh thứ hạng.