Trái phiếu bất động sản đổ lượng lớn ra thị trường
Trái phiếu bất động sản vẫn đứng đầu về số lượng phát hành nửa đầu năm nay. So với cuộc chạy đua trái phiếu từ các doanh nghiệp, thì ngành bất động sản vẫn luôn là ông lớn phát hành số lượng nhiều nhất. Với tổng giá trị tính đến thời điểm hiện tại là 92.300 tỷ đồng. Nhìn chung, trong quý này, tất cả các doanh nghiệp đề tập trung phát hành trái phiếu, chuẩn bị cho cuộc chạy đua huy động vốn. Thông tin chi tiết về trái phiếu các doanh nghiệp sẽ được colarodo cập nhật ngay sau đây.
Lượng phát hành trái phiếu bất động sản tăng nhanh
Phát hành trái phiếu bất động sản tăng nhanh
Nửa đầu năm 2021, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành là 208.900 tỷ đồng. Tăng 18,3% so với cùng kỳ 2020. Quán quân phát hành vẫn là các doanh nghiệp bất động sản với giá trị 92.300 tỷ đồng. Cho thấy lượng phát hành tăng vọt.
Theo thống kê của SSI Research, trong quý II/2021. Các doanh nghiệp phát hành 164.000 tỷ đồng trái phiếu. Gấp 3,66 lần lượng phát hành trong quý I/2021 và tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, 89% là phát hành riêng lẻ trong nước. Có 2.000 tỷ đồng (chiếm 1,2% tổng lượng phát hành). Phát hành ra công chúng của Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc và CTCP Glexhomes: Có 700 triệu USD (tương đương 16.000 tỷ đồng, chiếm 9,8% tổng lượng phát hành). Tất cả là trái phiếu quốc tế của CTCP Vingroup và CTCP bất động sản BIM.
Tình hình chung của trái phiếu doanh nghiệp
Các ngân hàng thương mại là tổ chức phát hành nhiều nhất trong quý II/2021. Với tổng giá trị 67.000 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ. Và chiếm 41% tổng lượng phát hành trong quý. Nếu loại trừ trái phiếu ngân hàng, tổng lượng TPDN phát hành quý II/2021 là 97.000 tỷ đồng. Vẫn tăng 21% so với cùng kỳ.
Tính chung nửa đầu năm 2021, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành là 208.900 tỷ đồng. Tăng 18,3% so với cùng kỳ. Quán quân phát hành vẫn là các doanh nghiệp bất động sản (92.300 tỷ đồng – chiếm 44,2%); Sau đó đến các ngân hàng (68.200 tỷ đồng – chiếm 32,7%); Năng lượng và khoáng sản (14,8 nghìn tỷ đồng – chiếm 7,1%); Định chế tài chính phi ngân hàng (11.200 tỷ đồng – chiếm 5,4%); Phát triển hạ tầng (6.000 tỷ đồng – chiếm 2,9%); Và các doanh nghiệp khác.
Mức chênh lệch tính được rất cao
Chênh lệch lãi suất giữa TPDN và tiền gửi duy trì ở mức cao. SSI Research cho rằng chênh lệch giữa lãi suất phát hành TPDN và lãi suất tiền gửi giữ ở mức cao là nguyên nhân khiến thị trường TPDN tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2021.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, có 318 đợt phát hành trái phiếu của 169 doanh nghiệp. Tính bình quân, mỗi đợt phát hành có quy mô 657 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với mức 207 tỷ đồng/đợt của năm 2020. Theo luật chứng khoán có hiệu lực từ 1/1/2021, các đợt phát hành riêng lẻ không bắt buộc phải chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư (không kể NĐT chứng khoán chuyên nghiệp) như trước đây. Bởi vậy, hiện tượng các tổ chức phát hành chia nhỏ thành 20-60 đợt phát hành với ngày phát hành, điều kiện điều khoản trái phiếu giống hệt nhau như năm 2020 đã không còn phổ biến trong nửa đầu 2021.
Có 55 doanh nghiệp niêm yết (DNNY) phát hành 107 nghìn tỷ đồng – chiếm 51,2% tổng lượng phát hành nửa đầu 2021, cao hơn mức 40,5% tổng lượng phát hành năm 2020 của trái phiếu do các DNNY phát hành. Nếu loại trừ trái phiếu ngân hàng, tỷ trọng trái phiếu các DNNY trong tổng TPDN phát hành 6 tháng đầu năm 2021 là 46% trong khi chỉ là 21,5% trong năm 2020. Điều này đồng nghĩa với thông tin vể các tổ chức phát hành công khai, minh bạch hơn giai đoạn trước.
Vì sao trái phiếu bất động sản luôn rất thu hút?
Những đầu tư và quản lý danh mục đầu tư tại một ngân hàng lớn cho biết. Trong vòng 1 năm trở lại đây, sức cầu của nhà đầu tư cá nhân đối với sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp có sự tăng trưởng tích cực. Nhờ khả năng sinh lời cạnh tranh so với kênh đầu tư gửi tiết kiệm. Trong khi thanh khoản tốt hơn nhờ sản phẩm được thiết kế linh hoạt với nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư.
Mức lãi suất trung bình của toàn thị trường trái phiếu bất động sản mang lại cho nhà đầu tư ghi nhận hiện nay khoảng lượi nhuận tốt. Trong khi lãi suất gửi tiết kiệm ở một số ngân hàng lớn dao động trong khoảng 5 – 6%/năm. Việc này đã tạo ra sức hấp dẫn cho sản phẩm trái phiếu của bất động sản. Tùy theo lĩnh vực, mức lãi suất trái phiếu trái phiếu sẽ thay đổi từ xấp xỉ 7% đến 14,5%/năm. Trong đó, lĩnh vực bất động sản, doanh nghiệp phát hành trái phiếu là cao nhất. Thường có lãi suất cao (trên 10%/năm) so với các lĩnh vực khác.
Lượng trái phiếu xếp sau bất động sản là ngân hàng
Ngân hàng và công ty chứng khoán tăng cường đầu tư TPDN Trong nửa đầu năm 2021. Các nhà đầu tư cá nhân mua gần 11 nghìn tỷ trên thị trường sơ cấp. Tập trung vào trái phiếu bất động sản, ngân hàng và định chế tài chính phi ngân hàng. Lượng mua này chỉ bằng 47% lượng các nhà đầu tư cá nhân đã mua. Trong cùng kỳ 2020 bởi quy định mua trái phiếu doanh nghiệp phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp có hiệu lực.
Trong khi đó có tới 55,6% lượng TPDN phát hành là do các ngân hàng và CTCK nắm giữ. Cụ thể, các NHTM mua vào 44,4 nghìn tỷ đồng. Chiếm 21,3%; các CTCK mua 71,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,4%. Tổng vốn chủ sở hữu của các CTCK tại 31/12/2020 chỉ khoảng 93 nghìn tỷ đồng. Nên nhiều khả năng CTCK chỉ đứng tên mua TPDN trên sơ cấp. Nắm giữ ngắn hạn và nhanh chóng phân phối lại cho các nhà đầu tư khác. Các tổ chức trong nước khác mua 50,8 nghìn tỷ đồng. Chiếm 24,3% bao gồm các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư chứng khoán.