Thị trường xuất khẩu gạo giảm 14% 6 tháng đầu năm
Thị trường xuất khẩu gạo giảm 14% chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021. Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam được xem là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới. Với sản lượng xuất sang các nước hằng năm luôn ở mức cao và ổn định. Tuy nhiên trong những tháng đàu năm vừa qua do dịch bệnh dẫn tới thị trường xuất khẩu gạo giảm xuống. Điều này là tín hiệu cảnh báo cho những công ty xuất khẩu trong nước. Phải điều chỉnh lại chất lượng cũng như tìm kiếm thị trường mới trong tình hình hiện nay.
Tình hình xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm
Kết thúc 6 tháng đầu năm, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt hơn 3 triệu tấn. Nhưng giảm 14%, thu về gần 1,65 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2021 cả nước xuất khẩu 436.140 tấn gạo. Trị giá hơn 241,6 triệu USD, giảm 30% về lượng và giảm 29% về giá trị so với tháng 5. Tính chung cả 6 tháng đầu năm 2021 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt hơn 3 triệu tấn. Giảm 14%, thu về gần 1,65 tỷ USD, giảm 4%. Tuy nhiên giá xuất khẩu trung bình đạt hơn 544 USD/tấn, tăng 12% so với nửa đầu năm ngoái.
Thị trường tiêu thụ gạo lớn của Việt nam
Những tháng đầu năm, Philippines vẫn là thị trường đứng đầu nhập khẩu gạo của Việt Nam. Với trên 1,09 triệu tấn, giảm 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương đương giá trị gần 580 triệu USD, giảm 8,6%. Giá trung bình 530,5 USD/tấn, tăng 15% so với cùng kỳ. Trung Quốc đứng thứ hai với gần 581.000 tấn. Tương đương 309 triệu USD. Giá trung bình 531,4 USD/tấn, tăng gần 280% về lượng; tăng 12,5% về kim ngạch nhưng giảm 11,4% về giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị trường Ghana đứng thứ 3 đạt gần 327.600 tấn. Tương đương 191,3 triệu USD, giá trung bình đạt 584 USD/tấn. Tăng cả về lượng, kim ngạch và giá với mức tăng tương ứng 32%, 51% và 14,6% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu gạo sang Malaysia giảm mạnh. So với cùng kỳ năm 2020, với sản lượng đạt hơn 151.100 tấn, giảm gần 56%; trị giá hơn 80 triệu USD, giảm 45,4%. Giá xuất khẩu trung bình đạt 530,3 USD/tấn, tăng 18,7%. Xuất khẩu sang Bangladesh ghi nhận mức tăng gần 11.300% về lượng và tăng 14.100% kim ngạch. Đạt hơn 52.800 tấn, tương đương gần 32 triệu USD. Giá trung bình đạt 604,8 USD/tấn, tăng 24,8% so với 6 tháng đầu năm 2020.
Dự báo thị trường trong tương lai
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) xuất khẩu gạo cả năm ước đạt khoảng 6,2-6,3 triệu tấn, trị giá đạt 3,1-3,2 tỷ USD. Như vậy, kết thúc nửa đầu năm, Việt Nam đã hoàn thành được khoảng 48-48,8% mục tiêu lượng xuất khẩu. Và 51,5 – 53,2% kế hoạch giá trị xuất khẩu năm nay.
“Xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian tới sẽ gặp không ít khó khăn. Bởi cạnh tranh về giá từ các thị trường có mức giá rẻ hơn. Đặc biệt là từ thị trường Ấn Độ, Thái Lan. Vì cho tất cả các nước xuất khẩu vào quốc gia này”. Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định.
Theo USDA, nhu cầu tiêu thụ và dự trữ lương thực trên thế giới năm 2021 vẫn ở mức cao. Sản lượng gạo nhập khẩu toàn cầu dự kiến khoảng 44,79 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2020. Một số thị trường dự kiến tiếp tục gia tăng nhập khẩu gạo là Philippines (tăng 13%), Côte d’Ivoire (tăng 9,1%), Ghana (tăng 5,6%) và Liên minh châu Âu (EU) (tăng 2,1%). Trung Quốc sẽ vẫn là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất trong năm 2021 với 2,9 triệu tấn, đứng thứ hai là EU với 2,45 triệu tấn và thứ ba là Philippines với 2,2 triệu tấn. Đây đều là những thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam.