Thị trường chứng khoán tiếp tục chịu áp lực giảm mạnh
Diễn biến tình hình thị trường chứng khoán đang tiếp tục chịu áp lực giảm mạnh. Trải qua gần cả năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 tăng giá. Cũng theo đó, các cổ phiếu blue-chips lại giảm rất mạnh, từ đó kéo thị trường xuống dốc càng thêm sâu. Chỉ số điểm của VN-index đã mất hơn 30 điểm. Tại sao thị trường chứng khoán lại giảm mạnh đến vậy? Mời bạn cùng colarodo làm rõ điều này bằng cách đọc hết bài viết dưới đây nhé.
Vốn hóa thị trường mất khoảng 35-37 tỷ USD trong một khoảng thời gian rất ngắn
Chốt phiên giao dịch buổi sáng 14/7, chỉ số VN-Index mất 20 điêm. Ngay khi mở cửa phiên chiều, chỉ số này giảm mạnh hơn 32 điểm về gần ngưỡng 1.260 điểm. Như vậy, chỉ khoảng 1 tuần giảm giá, chỉ số VN-Index đã đánh mất khoảng 170 điểm (tương đương giảm khoảng 12%). Chỉ số này nhanh chóng đánh mất 2 ngưỡng quan trọng là 1.400 điểm. Và 1.300 điểm, vốn cần tới 20 năm để chinh phục.
Nhiều nhà đầu tư bắt đáy trong các phiên gần đây đều chứng kiến túi tiền giảm khá nhanh chóng. Nhiều nhà đầu tư lo ngại khi thanh khoản trên thị trường tụt giảm trong phiên 13/7 và phiên sáng nay 14/7.
Trong tháng trước, giao dịch bình quân trên thị trường đạt trên 23 nghìn tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD). Có những phiên giao dịch đạt 30-35 nghìn tỷ đồng. Nhưng trong phiên 13/7, tổng giá trị giao dịch chỉ đạt hơn 15 nghìn tỷ đòng. Trong phiên sáng 14/7, thanh khoản chỉ đạt hơn 10 nghìn đồng.
Lực cầu lớn vẫn chưa sẵn sàng gia nhập thị trường
Mặc dù chỉ số giảm rất sâu nhưng thanh khoản thấp cho thấy lực cầu lớn vẫn chưa sẵn sàng gia nhập thị trường.
Chứng khoán giảm mạnh trong bối cảnh có nhiều cảnh báo giá cổ phiếu. Đã tăng mạnh trong một thời gian dài. Thị trường ghi nhận nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt. Nhưng tập trung chủ yếu ở các tổ chức lớn, còn lại phần lớn đang gặp khó khăn.
Trong khi đó, nhiều tổ chức quốc tế cắt giảm dự báo tăng trưởng của Việt Nam. Sau khi làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần thứ 4 diễn ra đáng ngại, tồi tệ hơn cả 3 lần trước cộng lại. Dịch bệnh bùng phát dữ dội tại TP HCM và các khu vực lân cận.
Ở chiều ngược lại, một số công ty chứng khoán và nhà đầu tư vẫn khá lạc quan. Khối ngoại gần đây quay trở lại mua ròng cổ phiếu. Lãi suất trên thị trường vẫn ở mức thấp, trong khi thi thị trường vàng. Và bất động sản kém sôi động. Các yếu tố này hỗ trợ cho thị trường chứng khoán.
Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam gần đây dự báo chỉ số VN-Index có thể về 1.200 điểm trong tháng 7. Sau đó sẽ biến động trong ngưỡng 1.200-1.500 điểm. Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng VN-Index điều chỉnh về khu vực 1.320 điểm rồi hướng về ngưỡng 1.500 điểm. VNDirect kỳ vọng VN-Index sẽ giao dịch ở mức P/E 17,5-18 lần vào cuối năm 2021. Tương đương với VN-Index là 1.400-1.450 điểm.
Sàn HoSE ‘bốc hơi’ 4 tỷ USD
Niềm vui “ngắn” của nhà đầu tư trong 2 phiên chỉ số tăng điểm ngay lập tức bị dập tắt, thị trường chưa xác lập dấu hiệu hồi phục, dòng tiền thận trọng, thanh khoản thấp. Kết phiên, trên HoSE 285 mã giảm giá áp đảo, 93 mã tăng. Thanh khoản thị trường có sự cải thiện, tuy nhiên vẫn ở mức thấp, giá trị khớp lệnh HoSE đạt 18.348 tỷ đồng. Chỉ số hai sàn HNX, UPCoM cũng giảm khoản 1,4%, sắc đỏ áp đảo.
Như vậy, tuần qua VN-Index có 3 phiên giảm, 2 phiên tăng, chỉ số mất hơn 9 điểm (-0,71%). Trong khi đó, HNX-Index lại tăng hơn 1,3% lên 300.80 điểm. UPCoM-Index giảm nhẹ.
Thanh khoản toàn thị trường duy trì mức thấp, ngay cả trong những phiên có biến động mạnh. Tâm lý nhà đầu tư thận trong, bên bán không muốn bán giá thấp, còn bên mua vẫn chờ cơ hội rõ ràng hơn của thị trường để giải ngân. Đáng chú ý, khối ngoại quay lại bán ròng 4/5 phiên sau 2 tuần tích cực “bắt đáy”. Kỷ lục, phiên 21/7, khối ngoại bán ròng 1.450 tỷ đồng, giá trị lớn nhất 2 tháng qua.