thông tin chứng khoán

Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu, bộ phận của nền kinh tế

Chứng Khoán Thông tin Chứng khoán

Vừa qua đã diễn ra lễ kỷ niệm 20 năm hoạt động của thị trường chứng khoáng Việt Nam. Sau hơn 20 năm hoạt động, theo thủ tướng chính phủ đánh giá chứng khoán chính là bệ phóng, tiền đề và là đòn bẩy cho nhiều doanh nghiệp. Trong những năm hoạt động chứng khoán có vai như là phong vũ biểu, bộ phận quan trọng trong việc phát triển của nền kinh tế. Trong bài viết hôm nay của colarodo sẽ thông tin đến bạn về sự kiện này nhé.

Chứng khoán đã giúp nhiều doanh nghiệp phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong 20 năm, chứng khoán đã giúp nhiều doanh nghiệp phát triển. Cả về quy mô lẫn chất lượng. “Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu, bộ phận của nền kinh tế. Với vai trò kênh huy động vốn hiệu quả. Đây cũng là cửa sổ hội nhập, liên thông với các thị trường tài chính thế giới”. Người đứng đầu Chính phủ nói tại lễ kỷ niệm 20 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam sáng 20/7.

Thủ tướng cho rằng, chứng khoán đã trở thành bệ phóng cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Phát triển vượt bậc về quy mô và chất lượng. Từ hai doanh nghiệp niêm yết đầu tiên và nền tảng công nghệ sơ khai. Đến nay có hơn 1.600 doanh nghiệp tham gia thị trường tại hai sở giao dịch.

chứng khoán là phong vũ biểu

Giá trị vốn hoá thị trường đạt gần 4 triệu tỷ đồng (tương đương 65% GDP). Trong đó Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM chiếm khoảng 78% giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu và tập trung nhiều doanh nghiệp tỷ đô.

Trong 10 năm gần đây, tổng số vốn huy động qua thị trường chứng khoán đạt trên 2,4 triệu tỷ đồng. Thị trường giữ vai trò quan trọng giúp nền kinh tế duy trì đà tăng trưởng GDP. Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Và tốc độ giải ngân vốn đầu tư công có xu hướng chậm lại.

Thị trường chứng khoán ngày càng phát triển đa dạng

Thị trường chứng khoán cũng phát triển đa dạng danh mục sản phẩm. Không dừng lại ở cổ phiếu cơ sở mà còn có chứng quyền, chứng chỉ quỹ, trái phiếu. Thị trường thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ chưa đến 3.000 tài khoản vào cuối năm 2.000 đến nay đã hơn 2,5 triệu. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ chứng khoán có tổng giá trị khoảng 35 tỷ USD.

“Chứng khoán Việt Nam đã kiên cường vượt qua thử thách của nhiều cuộc khủng hoảng về tài chính – tiền tệ. Trong khu vực và quốc tế để liên tục tồn tại và phát triển”, Thủ tướng nói.

chứng khoán và nền kinh tế

Tuy nhiên, ông đề nghị Bộ Tài chính và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (SSC). Phải tiếp tục thực hiện 7 nhiệm vụ để thị trường đột phá cả về quy mô và chất lượng. Đáp ứng cơ bản các nhu cầu vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Trong số này có việc đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Hoàn thiện cơ cấu thị trường để tách riêng giao dịch trái phiếu doanh nghiệp. Phấn đấu nâng hạng chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên mới nổi.

‘Tại sao một nước Xã hội Chủ nghĩa lại cần thị trường chứng khoán?’

Khi ra đời tại Việt Nam, chứng khoán vẫn là một phạm trù xa lạ nên nó cùng những người đặt nền móng đầu tiên chịu nhiều ngờ vực. 20/7/2000 – Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP HCM (tiền thân của Sở giao dịch chứng khoán TP HCM hiện nay) khai trương, đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán – một trong những kênh huy động vốn quan trọng nhất thị trường. Nhưng trước đó gần chục năm, những người đầu tiên đặt nền móng cho nó đã vấp phải những bài “kiểm tra” khó nhằn.

Những năm đầu thập niên 90, làm cách nào để Việt Nam huy động vốn dài hạn cho đầu tư phát triển khi nguồn vốn vay nước ngoài rất hạn chế, vốn trong dân cư có nhưng phân tán là đề bài với những nhà chính sách.

Một buổi chiều đầu năm 1991, bốn người giữ “túi tiền” của nền kinh tế là ông Đậu Ngọc Xuân – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác & Đầu tư, ông Đỗ Quốc Sam – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, ông Hồ Tế – Bộ trưởng Tài chính và ông Lê Văn Châu – Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước đến gặp ông Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, trình bày về một ý tưởng được xem là vô cùng táo bạo khi ấy: Thành lập thị trường chứng khoán.

Tags: , , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *