Phương án 3 tại chỗ khiến vật dụng lưu trú đắt như tôm tươi
Tình hình dịch bệnh những ngày vừa qua vẫn đang có dấu hiệu chuyển biến căng thẳng và phức tạp hơn rất nhiều, 16 tỉnh, thành phố phía Nam, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, đã thực hiện biện pháp giãn cách toàn thành phố theo chỉ thị số 16 của nhà nước. Trước tình hình mới, hàng nghìn công ty trong khu vực đã áp dụng phương án “3 tại chỗ” sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ tại chỗ… để không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp. Chính vì thế mà nhu cầu mua và sử dụng các vật dụng lưu trú không ngừng tăng lên, trước nhu cầu mua lều làm chỗ ở của công nhân doanh nghiệp, một số đơn vị cung cấp lều đã bán hết và hết nguyên liệu sản xuất.
Gom cả nghìn chiếc vẫn không đủ dùng
Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, 16 tỉnh, thành phía Nam; trong đó có TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Hàng ngàn doanh nghiệp tại khu vực này áp dụng “3 tại chỗ” – sản xuất tại chỗ; ăn tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến” – chỉ duy nhất một cung đường vận chuyển công nhân từ nơi sản xuất đến nơi ở tập trung.
Thế nên, cách đây 4 ngày, chị Trần Thanh Hảo – Trưởng phòng tổ chức hành chính của một công ty sản xuất thực phẩm tại Long An; nhận được “lệnh” của Giám đốc chuẩn bị các vật dụng để áp dụng phương án “3 tại chỗ”.
Toàn bộ công ty có 700 công nhân sẽ làm việc, ăn ngủ tại chỗ. Danh sách các vật dụng cần dùng hàng ngày như: kem đánh răng, dầu gội, chăn gối, quạt điện, lều lưu trú,… đều phải chuẩn bị số lượng lớn. Đa phần các mặt hàng này đều đặt mua được luôn; riêng lều lưu trú thì khó hơn.
Số lượng lều cần mua lên tới 700 chiếc. Chị phải liên hệ tới 2 xưởng sản xuất mới đặt được hơn 500 lều. Số còn thiếu thì đành phải chuyển sang mua đặt mua mùng ngủ, chiếu.
“Cũng may, hơn 500 lều này đủ cho số lượng nữ công nhân dùng. Còn nam công nhân đành chấp nhận dùng mùng ngủ”, chị chia sẻ.
Giá lều lưu trú bị đẩy lên người mua vẫn bất chấp
Chị Đào Kim Phượng, Phụ trách hậu cần cho một doanh nghiệp chuyên sản xuất thực phẩm tại TP.HCM cho biết; để duy trì hoạt động sản xuất của nhà máy sản xuất của công ty tại Đồng Nai và Long An; bên chị phải bố trí chỗ ăn, ngủ cho khoảng hơn 2.500 công nhân.
Toàn bộ hội trường, phòng họp trước kia ít sử dụng; giờ đều được dùng để làm nơi lưu trú cho công nhân. Vật tư y tế, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, các vật dụng như chiếu, chăn, gối; lều cho các công nhân đều phải đầy đủ mới đáp ứng tiêu chí “3 tại chỗ”.
“Tôi phải huy động thêm vài nhân viên nữa để đặt hàng từ khắp các nơi. Điện tới nơi nào cũng báo không đủ hàng; đặc biệt là lều lưu trú”. Chị Phương nói và cho biết, để có đủ số lều cần thiết cho công nhân ngủ; bọn chị phải gom lều từ rất nguồn; thậm chí đặt hàng ở Hà Nội chuyển vào.
“Có nhiều mối đặt được 300-400 lều; nhưng có mối chỉ còn vài chục chiếc chúng tôi cũng phải đặt. Thậm chí còn phải mua cả lều lưu trú giá cả triệu đồng mỗi chiếc”, chị chia sẻ.
Cháy hàng liên tục
Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Huân – đại diện một xưởng sản xuất lều lưu trú tại Bình Thạnh (TP.HCM) – thừa nhận; xưởng của anh đã sản xuất mặt hàng lều lưu trú được 3 năm nay, song chưa bao giờ nhận được lượng đơn đặt hàng lớn như thời điểm hiện nay.
“Trước kia, lều lưu trú chủ yếu bán lẻ cho khách du lịch. Nhưng một tuần trở lại đây, đơn đặt mua lền đã lên tới hơn 2 vạn chiếc”, anh nói.
Theo anh Huân, lều cắm trại cần phải may loại 2 lớp chống mưa, chống gió, chống nắng; khung lều phải chắc khoẻ vì sử dụng ngoài trời. Trong khi lều lưu trú cho công nhân thì sử dụng trong nhà nên vật dụng may đơn giản hơn. Thế nhưng, do nhu cầu mua lều lưu trú tăng đột biến dẫn đến nguyên liệu khan hiếm; giá cả theo đó cũng tăng mạnh.
Trước kia loại lều này giá chỉ 240.000-290.000 đồng/chiếc tuỳ loại; nay tăng lên mức 350.000 đồng/chiếc.
“Hiện đơn đặt hàng vẫn tiếp tục tăng. Công nhân làm việc tại xưởng sản xuất đang phải làm tăng ca để kịp giao hàng”, anh chia sẻ.
Anh Đào Minh Thông, phụ trách kinh doanh của một doanh nghiệp chuyên cung cấp lều cắm trại Quận 11 (TP.HCM) cũng cho biết; việc các doanh nghiệp phía Nam áp dụng phương án “3 tại chỗ” nên lượng lều bán ra dịp này tăng mạnh.
Các vật dụng lưu trú đều tăng mạnh
Theo đó, các doanh nghiệp đa phần chọn loại lều nhỏ; có giá thành dưới 400.000 đồng/chiếc. Một vài đơn đặt hàng chọn loại lều tự bung có giá 600.000 đồng/chiếc.
“Hiện chúng tôi đang quá tải đơn hàng. Mỗi ngày sản xuất ra khoảng gần 4.000 lều lưu trú vẫn không kịp. Chúng tôi phải huy động cả lượng lều có sẵn ở chi nhánh ngoài Hà Nội vào đây”, anh Thông cho hay.
Trên thị trường hiện nay, nhu cầu các loại vật dụng lưu trú cho công nhân như: chăn gối, chiếu, quạt điện, mùng ngủ, lều trại… đều tăng mạnh. Đáng chú ý, mặt hàng lều lưu trú giá rẻ đang trong tình trạng cung vượt cầu, một số nơi báo “cháy hàng” tạm thời. Bởi, theo nhà sản xuất từ trước tới nay thị trường lều trại chỉ phục vụ cho giới đi du lịch, cắm trại nên nguồn hàng thường có sẵn không nhiều. Nay các doanh nghiệp đồng loạt cho công nhân ăn nghỉ tại chỗ dẫn đến nhu cầu mua lều tăng cao chưa từng có, nhà sản xuất cung ứng không kịp.
Kết luận
Tại cuộc họp báo cáo về tình hình công tác phòng chống dịch Covid-19 của các doanh nghiệp trên địa bàn hôm 13/7; Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong thông báo tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP vẫn còn phức tạp.
Nhiều ca nhiễm là công nhân ở các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp; khu công nghệ cao có mối liên hệ với nơi lưu trú đang phân tán rộng khắp địa bàn các quận, huyện, thành phố Thủ Đức.
UBND TP.HCM đã yêu cầu siết chặt quản lý chống dịch tại các doanh nghiệp nhằm thực hiện tốt “mục tiêu kép” – vừa phòng, chống dịch bênh, vừa thúc đẩy, phát triển kinh tế, trong đó mục tiêu hàng đầu là đảm bảo sức khỏe của nhân dân.