tỷ giá

Những cơ hội giúp cho tỷ giá ổn định trong dài hạn

Tài Chính Vàng – Ngoại tệ

Nửa đầu năm nay, luồng kiều hối và giải ngân FDI vẫn tương đối sôi động, đủ bù đắp cán cân thương mại hàng hóa và thâm hụt tín dụng ngoại tệ; cung cầu ngoại tệ tương đối cân đối. Về dự báo 6 tháng cuối năm, các chuyên gia cho rằng tỷ giá đồng đô la Mỹ so với đồng Việt Nam sẽ duy trì ổn định trong thời gian dài, nhưng có thể biến động theo xu hướng của đồng đô la Mỹ trên thị trường quốc tế trong thời gian ngắn. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về những dự báo này.

Tỷ giá trong quý I/2021 không có nhiều biến động

VND là một trong những đồng tiền có diễn biến ổn định so với đồng USD, nhờ nền tảng vĩ mô ổn định, tăng trưởng GDP dương và thặng dư cán cân thương mại. Với các yếu tố nền tảng, nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường ngoại hối và tỷ giá được kỳ vọng có những diễn biến thuận lợi nhờ nguồn cung ngoại tệ khá dồi dào. Biên độ biến động của VND trong năm 2021 dự báo sẽ ở mức dưới 1%.

Trong quý I/2021, đà tăng mạnh của đồng USD đã tạo áp lực đáng kể lên đồng tiền tại các nước mới nổi ở châu Á, khiến các đồng tiền này giảm giá khá mạnh so với USD, trong giai đoạn từ đầu năm tới nay.

Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tính tới cuối quý I/2021, nhiều đồng tiền cũng đã giảm giá mạnh, điển hình như: đồng Bath của Thái Lan (-4,19%); Won của Hàn Quốc (-4,02%); đồng Rupiah của Indonesia (-3,27%); Ringit của Malaysia (-3,01%). Ngược lại, đồng VND của Việt Nam có sự ổn định tốt nhất trong quý I vừa qua. So với cuối năm 2020, tỷ giá trung tâm và tỷ giá giao dịch thực tế tại ngân hàng thương mại đang có diễn biến trái chiều; trong khi tỷ giá trung tâm tăng 0,49%, tỷ giá ngân hàng thương mại lại đang giảm 0,14%.

“Diễn biến này đã khiến cho chênh lệch giữa tỷ giá trung tâm và tỷ giá thực tế mở rộng với biên độ khá lớn, phá vỡ thế bám sát của cặp tỷ giá này trong giai đoạn quý II, quý III/2020” – các chuyên gia của BVSC cho hay.

Tỷ giá trong quý I/2021 không có nhiều biến động

Dự báo tỷ giá sẽ ổn định đến cuối năm

Báo cáo vừa mới phát hành của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho biết thêm, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng liên tục giảm trong quý I và chỉ nhích tăng nhẹ vào cuối tháng 3 do áp lực tăng giá từ đồng USD. Diễn biến này là do Ngân hàng Nhà nước chuyển từ mua ngoại tệ bổ sung giao ngay sang mua kỳ hạn để bổ sung dự trữ ngoại hối kể từ tháng 1/2021 và tần suất mua ngoại tệ kỳ hạn cũng giảm từ hàng ngày sang hàng tuần.

Tính đến cuối tháng 3, tỷ giá trung tâm tăng 0,5% so với đầu năm. Trong khi tỷ giá liên ngân hàng giảm 0,1%. Tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng có xu hướng tương đồng; hiện ở mức 22.970/23.180 đồng (mua vào/bán ra). Do nguồn cung ngoại tệ dồi dào nhờ cán cân thương mại thặng dư.

Dự báo về tình hình tỷ giá trong thời gian tới, chuyên gia của BVSC cho rằng. Diễn biến tích cực của VND, phần nào phản ánh được thực tế kiểm soát dịch bệnh. Duy trì ổn định và tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát tốt, thặng dư từ cán cân thương mại. BVSC cho rằng, VND sẽ tiếp tục có diễn biến ổn định, biến động không quá 1% trong năm 2021.

Dự báo tỷ giá sẽ ổn định đến cuối năm

Nguồn cung ngoại tệ khá dồi dào

Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cũng nhận định. Thị trường ngoại hối và tỷ giá được kỳ vọng có những diễn biến thuận lợi. Nhờ nguồn cung ngoại tệ khá dồi dào. Chuyên gia VCBS dự báo trong năm 2021 tỷ giá dao động trong khoảng ± 0,5%.

Tuy nhiên, chuyên gia VCBS cũng lưu ý một số yếu tố cần theo dõi, như. Sức mạnh tương đối của đồng USD (lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ bật tăng; từ đó đẩy USD tăng giá so với các đồng tiền khác). Cán cân thương mại có thể thặng dư ít hơn so với cùng kỳ năm trước do nhập khẩu có xu hướng tăng nhanh hơn khi hoạt động kinh doanh – sản xuất dần hồi phục.

Chuyên gia KBSV cũng dự báo kịch bản của đồng VND trong năm 2021. Sẽ giảm giá khoảng 0,5 – 1%, do áp lực tăng giá của USD. Yếu tố tích cực vẫn duy trì là nguồn cung ngoại tệ tích cực. Ngoài ra, động thái điều chỉnh chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Cũng hỗ trợ xu hướng tăng của USD/VND.

Nguồn cung ngoại tệ khá dồi dào

Dấu hiệu lạc quan nhờ hiệu quả của vắc-xin Covid-19

“Nguồn cung ngoại tệ được đánh giá vẫn duy trì trạng thái dồi dào 2021. Khi hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động và kỳ vọng dòng vốn FDI chảy mạnh về Việt Nam. IMF đã dự báo khối lượng thương mại toàn cầu sẽ tăng khoảng 8% vào năm 2021. Và với tỷ trọng đóng góp ngày càng cao trong xuất khẩu toàn cầu. Việt Nam chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ xu hướng này. Dòng vốn FDI giải ngân cũng kỳ vọng tích cực nhờ sự dịch chuyển sản xuất và hiệu quả của vắc-xin Covid-19”. KBSV phân tích thêm.

Trong 6 tháng đầu năm, lãi suất tiền gửi giữ ổn định ở mức thấp sau khi đã giảm mạnh trong năm 2020. Lãi suất cho vay giảm nhẹ ở các lĩnh vực ưu tiên. “Môi trường lãi suất thấp như hiện tại khiến chênh lệch tiền gửi – tín dụng sẽ chịu áp lực thu hẹp. Và chúng tôi giữ nguyên quan điểm lãi suất tiền gửi có thể nhích tăng khoảng 50 điểm cơ bản. Trong khi lãi suất cho vay vẫn sẽ ổn định trong nửa cuối năm 2021”.

Tags: , , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *