Giá cà phê cuối tuần: khoảng trống cung – cầu thị trường?
Giá cà phê cuối tuần: khoảng trống cung – cầu thị trường? Giá cà phê trong những ngày vừa qua đang có xu hướng tăng. Nhưng với tình hình thời tiết không thuận lợi và khá phức tạp ở nhiều nơi. Đồng thời dịch bệnh Covid 19 khiến xuất khẩu cà phê ở các thị trường lớn khó khăn. Điều này khiên nguồn cung – cầu có một khoảng trống. Điều này khiến giá cà phê có khả năng tăng lên. Điều này là một tín hiệu đáng mừng cho thị trường cà phê Việt Nam. Nhưng tất cả đều phụ thuộc vào chất lượng sản xuất của chúng ta.
Giá cà phê cuối tuần báo hiệu sự mất cân bằng cung và cầu
Trong phiên cuối tuần, tình hình thời tiết ở vựa cà phê Brazil không còn nguy cơ sương giá như đã được dự báo ở mức rất nguy hại trước đó. Nó đã khiến giá cà phê arabica kỳ hạn đảo chiều. Điều chỉnh giảm sau chuỗi tăng sốc trước đó… Giá cà phê robusta vẫn tiếp tục xu hướng tăng. Nhưng không còn giữ được phong độ như hai phiên giữa tuần.
Ghi nhận của TG&VN vào phiên đóng cửa thị trường cuối tuần này. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London, tăng liên tiếp phiên thứ 4 liên tiếp. Nhưng không còn tăng sốc ở các kỳ hạn giao hàng. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 9 chỉ còn tăng thêm 10 USD (0,53%), giao dịch tại 1.899 USD/tấn; Trong khi đó, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 cũng tăng thêm 12 USD (0,63%), lên 1.907 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng trên mức trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York bất ngờ đảo chiều. Giá giảm mạnh sau những phiên tăng mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 giảm 4,65 Cent (2,4%); xuống giao dịch tại 189 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 cũng giảm 4,65 Cent (2,37); xuống 191,95 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tiếp tục tăng rất mạnh.
Thông tin thị trường cà phê ở Brazil và Việt Nam
Những sự cố bất thường ở Brazil và Việt Nam. Hai nhà cung cấp cà phê lớn nhất thế giới – đang làm cho thị trường cà phê thế giới nóng lên. Với những thông tin hiện nay có thể dự đoán đà tăng giá mạnh mẽ vẫn chưa dừng lại. Biến động thất thường ở thị trường bên ngoài khi báo cáo dữ liệu kinh tế Mỹ có phần suy yếu. Vì tác động tiêu cực của virus corona biến thể mới. Trong khi chứng khoán Mỹ đã lấy lại màu xanh. Trong khi đó, các nước sản xuất cà phê ở khu vực Đông Nam Á phải đang căng mình ngăn chặn dịch bệnh covid-19 biến thể mới lây lan với các biện pháp giãn cách xã hội ngày càng gia tăng.
Giá cà phê arabica bùng nổ trong ngày hôm trước khi thị trường đón nhận tin tức sương giá ở Brazil rõ ràng hơn. Trên sàn giao dịch, giới đầu cơ tranh mua giữa mối lo sản lượng cà phê sụt giảm trong năm 2022. Thời tiết sương giá có thể làm cháy lá và cành cây. Nó làm giảm tiềm năng sản lượng của năm 2022. Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi cây cà phê đang ở cuối chu kỳ 2 năm. Và sẽ cho sản lượng nhiều hơn vào vụ mùa tới.
Tác động bất lợi của thời tiết cuối tuần qua với sản lượng và giá cà phê
Giới đầu cơ cà phê Brazil không chỉ lo ngại tình trạng sương giá. Mà còn lo ngại các hiện tượng thời tiết cực đoan liên tiếp xảy ra ở nơi đây. Mới đây nhất là 2 đợt băng giá xảy đến trong vòng chưa đầy một tháng ở những vùng trồng cà phê chính của Brazil là Minas Gerais và Sao Paulo. Nó ảnh hưởng nặng nề đến nỗi người trồng cà phê cho biết sẽ buộc phải nhổ bỏ cây để trồng lại. Trên thực tế, vụ thu hoạch cà phê arabica hiện tại đã gây thất vọng thực sự. Hạn hán đã làm hỏng hạt cà phê, làm cho hạt nhỏ hơn hoặc rỗng.
Một số đánh giá sơ bộ cho rằng sản lượng cà phê vụ tới sẽ tổn thất 1- 2 triệu bao. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng, đánh giá đó là quá lạc quan. Bởi trên thực tế mức độ thiệt hại cao hơn rất nhiều. Khi mà Brazil chỉ mới bắt đầu bước vào mùa giá lạnh.
Theo một số nhà kinh doanh có kinh nghiệm lâu năm. Con số thiệt hại sẽ gấp đôi mức ước tính ban đầu đó và giá cà phê arabica sẽ nhanh chóng tăng lên. Nhà xuất khẩu Brazi,l Guaxupe, dự đoán mức độ thiệt hại có thể lên đến 4,5 triệu bao; (dự đoán ban đầu là sản lượng cà phê Brazil vụ 2022 sẽ đạt gần 70 triệu bao).
Khoảng trống cung – cầu của thị trường
Trong khi đó, giá cước vận chuyển quá cao khiến việc giao hàng từ các nước sản xuất lớn như Brazil và Việt Nam bị chậm lại. Nó cũng góp phần đẩy giá cà phê đi lên. Theo đồ thị phân tích kỹ thuật. Giá cà phê vẫn đang trên đà leo dốc. Và có thể sẽ tăng thêm 25% nữa trước khi dừng tăng. Điều này cũng có thể xảy ra do nhu cầu cà phê thế giới đang hồi phục mạnh sau đại dịch Covid-19. Trong khi nguồn cung của Brazil sụt giảm mạnh sẽ để lại một khoảng trống lớn giữa cung và cầu.