
Cáp quang AAG của Việt Nam liên tục gặp các sự cố bất ngờ
Vào lúc 4 giờ sáng ngày 19/7, Cáp quang ngầm của Việt Nam kết nối đi quốc tế AAG gặp sự cố thứ 2 trong năm nay trên nhánh S1H. Sự cố này đã ảnh hưởng đến kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế đến Singapore và Hong Kong (Trung Quốc). Sự cố tuyến cáp AAG ngày 22/6 đã được khắc phục vào ngày 2/7. Tuy nhiên, trong quá trình sửa chữa khẩn cấp, do phát hiện thêm lỗi mới gần vị trí cáp bị lỗi nên thời gian sửa chữa cáp không thể hoàn thành vào ngày 7/7 như đã thông báo trước đó.
Ngày 16/7, nhà mạng này khẳng định, từ tối 12/7, các sự cố tuyến cáp AAG đã cơ bản được sửa chữa, khôi phục kênh truyền dẫn đường truyền. Tuy nhiên, đến sáng ngày 19/7, nhiều người dùng Internet tại Việt Nam vẫn không thể truy cập vào các trang web nước ngoài, sử dụng dịch vụ Facebook, Gmail và gặp phải tình trạng chậm trễ khi xem video trên YouTube.
Cáp quang AAG kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế tiếp tục gặp sự cố
Hai ngày sau khi hoàn thành sửa chữa; sáng 19/7, cáp quang AAG kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế tiếp tục gặp sự cố.
Đại diện một nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) tại Việt Nam cho biết tuyến cáp quang Asia Ameriaca Gateway (AAG) bị lỗi trên nhánh S1H; cách trạm cập bờ Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 108 km. Sự cố có thể ảnh hưởng khoảng 15% tổng dung lượng kết nối từ Việt Nam đi quốc tế; hướng Singapore và Hong Kong. Các dịch vụ bị có lượng truy cập lớn như Facebook; Gmail bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Theo Hiệp hội Internet Việt Nam, hiện nay lưu lượng kết nối Internet đi quốc tế qua tuyến cáp AAG; vẫn được nhiều nhà mạng trong nước sử dụng với tỷ lệ lớn. Sự cố lần này sẽ ảnh hưởng đến nhóm người dùng sử dụng mạng 3G, 4G; và những người dùng các mạng xã hội quốc tế. Trong thời gian bị ảnh hưởng, người dùng trong nước sẽ cảm thấy truy cập Internet đi quốc tế chậm hơn trước; cho đến khi các nhà mạng bổ sung đầy đủ dung lượng, đảm bảo ổn định kết nối.
Trước đó tuyến cáp quang này cũng gặp sự cố trên nhánh S1H
Trước đó vào 5h40′, ngày 22/6, tuyến cáp quang biển AAG cũng gặp sự cố trên nhánh S1H; cách trạm cập bờ Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 102 km. Ngày 2/7, sự cố bắt đầu được khắc phục. Tuy nhiên, trong quá trình sửa chữa lại phát hiện thêm lỗi mới; nên thời gian sửa chữa kéo dài hơn dự kiến. Đến ngày 17/7, việc sửa chữa hoàn tất.
Ngoài AAG, hai tuyến cáp quang quan trọng khác của Việt Nam cũng liên tục gặp sự cố. Ngày 26/5, cáp quang Asia Africa Europe 1 (AAE-1) gặp sự cố trên nhánh S1H do giảm điện áp. Đến ngày 12/7, việc sửa chữa được hoàn tất. Đến ngày 5/6, tuyến cáp Asia Pacific Gateway (APG) được bảo dưỡng và hoàn tất sau đó vài ngày.
Các ISP tại Việt Nam đang khai thác chủ yếu qua tuyến AAG; APG IA, AAE-1… Do có nhiều hướng kết nối; các ISP thường dàn trải lưu lượng trên nhiều tuyến cáp; tránh phụ thuộc vào một tuyến nhất định.
Việt Nam đứng thứ 60 của thế giới về tốc độ mạng băng thông rộng
Trong đó, AAG là tuyến cáp ngầm dưới biển dài hơn 20.000 km nối từ Đông Nam Á qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong, Philippines và Mỹ. AAE-1 được triển khai từ giữa năm 2017 và được nhiều ISP trong nước sử dụng. Tuyến này có hướng kết nối tới châu Âu và Trung Đông; đồng thời là tuyến dự phòng cho các hướng đi Hong Kong và Singapore. Trong khi đó, APG được triển khai từ năm 2016, có chiều dài 10.400 km; đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương và được đầu tư bởi nhiều ISP lớn tại Việt Nam.
Trên bảng xếp hạng của Speedtest trong tháng 5, Việt Nam đứng thứ 60 của thế giới về tốc độ mạng băng thông rộng. Tốc độ download 70,05 Mb/giây, upload đạt 65,43 Mb/giây. Thứ hạng Internet di động tăng 10 bậc; lên vị trí 56 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Tốc độ download trên mạng di động tại Việt Nam trong tháng 5/2021 đạt 44.49 Mb/giây, tốc độ upload đạt 20,16 Mb/giây.