Cách để xem giá chứng khoán phái sinh chính xác nhất

Cách để xem giá chứng khoán phái sinh chính xác nhất

Chứng Khoán Chứng khoán phái sinh

Bảng giá chứng khoán phái sinh là một trong những điều được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đặc biệt, hiện nay rất nhiều công ty đã thiết kế cho mình một hệ thống bảng giá chứng khoán trực tuyến. Điều này có thể giúp khách hàng nắm bắt đầy đủ thông tin về giá cả, khối lượng cũng như giá trị giao dịch của sản phẩm phái sinh. Vậy làm thế nào để sử dụng chính xác bảng giá chứng khoán phái sinh? Đó có lẽ là những câu hỏi được rất nhiều nhà đầu tư phái sinh quan tâm. Bài viết dưới đây, colarodo.com sẽ giúp bạn hiểu được cách xem bảng giá chứng khoán phái sinh chính xác nhất.

Một số thuật ngữ liên quan đến bảng giá chứng khoán phái sinh

Với mục đích hỗ trợ cho khách hàng các thông tin đầy đủ về giá, khối lượng và giá trị giao dịch của sản phẩm chứng khoán, các công ty chứng khoán phái sinh đều có bảng giá riêng. Hầu hết những dữ liệu này đều được cập nhật và tổng hợp từ hai sàn HOSE và HNX.

Thuật ngữ 1: Mã hợp đồng

Mỗi một sản phẩm chứng khoán phái sinh niêm yết trên sàn đều được Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN) cấp cho 1 mã riêng và thường tên mã sẽ được đặt theo tên viết tắt của sản phẩm đó.

Thuật ngữ 1: Mã hợp đồng

Ví dụ:

  • Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 01 tháng sẽ có mã là VN30F1M
  • Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tháng 3/2019 có mã là VN30F1903
  • Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tháng 4/2019 có mã là VN30F1904
  • Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tháng 6/2019 có mã là VN30F1906
  • Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tháng 09/2019 có mã là VN30F1909

Thuật ngữ 2: Giá trần, Giá sàn

Giá trần là mức giá cao nhất của 1 hợp đồng trong mỗi phiên giao dịch có thể đạt được, giá trần có màu tím. Giá sàn hay mức giá thấp nhất của 1 cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch có thể đạt được.

Ví dụ:

  • Giá tham chiếu của VN30F1903 ngày 06/03/2019 là: 917.5 đồng
  • Giá trần của VN30F1903 ngày 06/03/2019 là: 981.7 đồng
  • Giá sàn của VN30F1903 ngày 06/03/2019 là: 853.3 đồng

Thuật ngữ 3: Khớp lệnh, giá khớp, KL Khớp

Khớp lệnh là khi bên mua chấp nhận mua mức giá bên bán đang treo bán (Không cần xếp lệnh chờ mua mà mua trực tiếp vào lệnh đang treo bán) hoặc bên bán chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà bên mua đang chờ mua (không cần treo bán mà để lệnh được khớp luôn).

Thuật ngữ 4: Dư mua

Mỗi bảng giá chứng khoán đều có 3 cột chờ mua, mỗi cột được chia thành Giá mua và Khối lượng (KL) được sắp xếp theo thứ tự lần lượt là:

  • Giá mua cao nhất (Giá 1 + KL1)
  • Giá mua trung bình (Giá 2 + KL2)
  • Giá mua thấp nhất (Giá 3 + KL3)

Thuật ngữ 4: Dư mua

Thuật ngữ 5: Dư bán

Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ bán, mỗi cột bao gồm Giá bán và KL bán được sắp xếp theo thứ tự :

  • Giá bán thấp nhất ở vị trí ưu tiên nhất (Giá 1 + KL1)
  • Giá bán ở vị trí trung bình (Giá 2+ KL2)
  • Giá bán cao nhất (Giá 3 + KL3)

Một số thuật ngữ khác

  • Giá xanh: Là giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải là giá trần
  • Giá đỏ: Là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn
  • Tổng KL Khớp: Là tổng khối lượng hợp đồng đã được khớp trong phiên giao dịch ngày hôm đó
  • Mở cửa: Mở cửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh đầu tiên trong ngày giao dịch chứng khoán phái sinh. Giá mở cửa gồm giá mua và giá bán hợp đồng được xác định theo phương thức đấu giá
  • NN mua: Là khối lượng mua mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện
  • NN bán: Là khối lượng bán mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện
  • Cao nhất: Là giá khớp lệnh ở mốc cao nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá trần)
  • Thấp nhất: Là giá khớp lệnh ở mốc thấp nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá sàn)

Hướng dẫn xem bảng giá chứng khoán trên website

Để xem bảng giá chứng khoán trên website, khách hàng truy cập vào đường dẫn http://priceonline.hsc.com.vn/ (http://priceonline.hsc.com.vn/)

Nhà đầu tư có thể chuyển chế độ Dark mode của bảng giá bằng cách click vào biểu tượng mặt trăng ở góc bên phải bảng giá. Bảng giá trên website của HSC hiện ra bao gồm các tính năng phổ biến như nhiều bảng giá khác.

Thanh thông tin gồm: Các chỉ sổ chính; điểm chỉ số; diễn biến tăng/ giảm của các chỉ số; tổng số lượng CP được GD; giá trị CP được GD; số lượng CP tăng/ giảm/ đứng giá

Phần giao dịch cổ phiếu ở phía dưới với các thành phần: Mã chứng khoán, giá tham chiếu giá trần/ giá sàn

Hướng dẫn xem bảng giá chứng khoán trên website

Tiếp theo là các thông tin về:

  • 3 bước giá & khối lượng 3 bước giá Mua tốt nhất
  • Giá GD gần nhất & thay đổi so với mức tham chiếu
  • Tổng KLGD cổ phiếu
  • 3 bước giá & khối lượng 3 bước giá Bán tốt nhất
  • Giá & KL giá phiên xác định giá mở cửa (ATO)
  • Giá cao nhất & thấp nhất trong phiên

Bảng giá chứng khoán phái sinh BSC

Bảng giá thị trường chứng khoán phái sinh của BSC hiện đang được đánh giá là bảng giá thu hút nhiều nhà đầu chứng khoán phái sinh tư theo dõi nhất nhất nhờ thông tin giá được cập nhật nhanh, giao diện thân thiện và có nhiều tính năng hữu ích hỗ trợ người dùng.

Khách hàng có thể truy cập xem bảng giá chứng khoán phái sinh trực tuyến: phaisinhprice.bsc.com.vn

Sử dụng bảng giá chứng khoán phái sinh như thế nào? Các thuật ngữ xuất hiện trên bảng được giải thích ra sao. Tất cả đã được đề cập ở bài viết trên, hy vọng những thông tin sẽ hữu ích với các nhà đầu tư, giúp bạn có thêm tham khảo hữu ích khi tham gia thị trường bậc cao này.

Tags: , , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *